Tìm hiểu bàn phím cơ - Những phím nhấn đắt giá

Tìm hiểu bàn phím cơ - Những phím nhấn đắt giá

Mình nói luôn chữ “đắt giá” ở đây mang cả hai nghĩa bóng và nghĩa đen vì trên thực tế mẫu bàn phím cơ đơn giản nhất cũng đắt gấp nhiều lần so với bàn phím dùng đệm cao su. Chẳng hạn BlackWidow Tournament 2014 sử dụng switch Orange của Razer có giá 1,87 triệu đồng hoặc thậm chí Happy Hacking Professional 2 giá đến 5,3 triệu đồng; tức gấp vài chục lần so bàn phím membrane của Mitsumi hoặc Genius phổ biến hiện nay.

Tại sao lại như vậy và liệu những gì bạn nhận được có tương xứng với số tiền bỏ ra không ? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng quan và những nét đặc trưng của công nghệ bàn phím cơ hay mechanical keyboard (mech key) để trả lời câu hỏi trên.

Công nghệ bàn phím cơ là gì ?




Dù bạn đang dùng bàn phím của hãng nào, giá bao nhiêu thì tựu chung chúng vẫn nằm trong hai công nghệ chế tạo bàn phím phổ biến nhất hiện nay là bàn phím dùng đệm cao su ( membrane keyboard) và bàn phím cơ.

Về cơ bản, bàn phím membrane sẽ dùng một lớp đệm cao su đóng vai trò công tắc đặt bên dưới phím nhấn. Khi bạn gõ phím cũng là nhấn nút đệm cao su tương ứng chạm vào bảng mạch bên dưới, tạo sự nối mạch và tín hiệu được gửi về máy tính để xử lý. Ưu điểm của bàn phím đệm cao su là giá rẻ nhưng chất lượng không đồng đều và tuổi thọ thấp, dưới 1 triệu lần nhấn. Ngoài ra, phím nhấn của membrane cần phải di chuyển hết hành trình và chạm vào mạch bên dưới mới tạo điểm tiếp xúc.

Ngược lại với bàn phím cơ hay mechanical keyboard (mech key). Ẩn dưới bộ cánh đơn giản là cả một công nghệ cao cấp trong việc chế tạo. Mỗi phím nhấn sử dụng một công tắc (switch) riêng biệt với chi phí sản xuất cao gấp nhiều lần so với bàn phím công nghệ đệm cao su. Đổi lại chúng ta sẽ nhận được một sản phẩm thiết kế tối ưu cho nhu cầu sử dụng khác nhau với sự chính xác và độ bền vượt trội. Tùy thuộc vào loại switch mà độ bền của phím nhấn hiện nay vào khoảng 20 - 60 triệu lần.Các loại switch của bàn phím cơ

switch.


Như đã đề cập thì bên dưới mỗi phím nhấn của bàn phím cơ là một công tắc riêng biệt và đây cũng là nét đặc trưng của sản phẩm. Dù khác nhau về kiểu dáng, tính năng, phụ kiện hỗ trợ và cả tên tuổi nhưng điểm quan trọng nhất của mỗi bàn phím vẫn là loại switch sử dụng.

Một bàn phím được xem là phù hợp thì ngoài kiểu dáng, thiết kế cũng phải tối ưu cho mục đích sử dụng. Cụ thể nếu bạn là một lập trình viên, nhân viên văn phòng hoặc game thủ thì đều có những yêu cầu riêng về sự chính xác, tốc độ phím nhấn và thậm chí cả cách bố trí phím sao cho phù hợp nhất. Vì vậy tùy thuộc nhóm người dùng mà nhà sản xuất sẽ chọn các loại switch khác nhau.

Trong giới hạn bài viết, mình chỉ đề cập đến một số hệ switch mang tính tiêu biểu trong công nghệ bàn phím cơ gồm switchCherry MX, Razer, Topre và Matias (tiền thân là ALPS).

Cherry MX switch

Cherry MX.


Hệ switch Cherry MX do tập đoàn Cherry sản xuất và có hơn 20 loại khác nhau, trong đó Cherry MX Blue, Red, Black và Brown là những switch có tính phổ biến hơn. Cherry MX nổi tiếng về chất lượng, độ bền và dĩ nhiên cũng có giá cao hơn đáng kể so với switch của Razer và Steelseries. Đặc điểm chung của switch Cherry MX là hành trình phím 4mm và độ bền vào khoảng 50 triệu lần cho đến khi hư.

Cherry MX Blue có lực nhấn chỉ 50 gram nên không quá nặng mà cũng chẳng quá nhẹ, thích hợp với người dùng thường xuyên đánh máy, gõ văn bản trong một thời gian dài. Đặc trưng của switch Cherry MX Blue là có cả hai yếu tố tactile lẫn clicky. Trong đó tactile mang lại cảm giác có khoảng dừng ở giữa trước khi vượt qua một nấc cản nhỏ còn clicky sẽ tạo ra tiếng click, giúp cảm nhận rõ hơn khi nào ký tự phím được ghi nhận để chuyển sang gõ phím kế tiếp.

Cherry MX Black là công tắc tuyến tính (linear) và khác hoàn toàn với switch Blue, nghĩa là không có cả yếu tố tactile lẫn clicky. Cảm giác nhấn phím sẽ đồng nhất từ trên xuống dưới mà không có nấc cản và đây cũng là loại switch cần lực nhấn cao nhất, đến 60 gram. Vì sử dụng lực mạnh và đều nên Cherry MX Black thích hợp với game thủ hơn, loại bỏ được sự vô tình chạm phải phím khác trong những trận chiến quan trọng. Đây cũng là yếu tố quan trọng khi chọn lựa bàn phím của game thủ.

Ngoài ra bạn cũng có thêm một vài lựa chọn khác cùng dòng là Cherry MX Red với lực nhấn nhẹ nhàng chỉ 45 gram hoặc Cherry MX Red White với lực nhấn đến 80 gram, nếu thích bạo lực hơn. Tất nhiên cả ba loại switch này không phù hợp phải lựa chọn tốt nhất để gõ văn bản vì chúng không có tiếng click ghi nhận ký tự đã gõ.

 

cherry mx blue.cherry mx brown.
 
 
cherry mx red.cherry mx black.
 
 ​


Cherry MX Brown được xem là phiên bản hài hòa giữa Cherry MX Blue và Black. Cụ thể loại switch này vẫn có yếu tố tactile nên vẫn có cảm giác khoảng dừng ở giữa nhưng không phát ra tiếng click nên ít gây ồn ào khi hoạt động. Bên cạnh đó, lực nhấn của switch Brown chỉ 45 gram, tương đương với Cherry MX Blue và Red nên tính đa dụng tốt hơn. Thích hợp với game thủ và cả người dùng văn phòng.

Bên cạnh đó, Cherry cũng ra mắt hệ switch MX slient có cơ chế hoạt động yên tĩnh hơn với hai phiên bản đầu tiên là Red silent và Black silent. Phiên bản mới sẽ có thêm thành phần giảm chấn được làm từ nhựa dẻo để giảm thiểu tiếng ồn phát ra khi hoạt động. Thông số cơ bản của loại switch silent cũng tương tự phiên bản thường tuy nhiên hành trình phím được rút ngắn xuống còn 3,7mm so với 4mm.
 

Cherry switch_specs. ​


Một số bàn phím dùng hệ switch Cherry MX

  • Ducky Shine 5 RGB LED Backlit (Cherry MX Red hoặc Brown), giá khoảng 3,77 triệu đồng.
  • Leopold FC750R (Cherry MX, Blue, Brown, Black hoặc Red), giá 2,8 triệu đồng
  • Filco Majestouch 2 Ninja (Cherry MX Blue, Brown, Black, hoặc Red), giá khoảng 3,52 triệu đồng.
  • Corsair K95 RGB (Cherry MX Blue, Red hoặc Brown), giá khoảng 4,48 triệu đồng.

Razer switch



Hệ switch của Razer chỉ có 2 loại là Green (clicky) và Orange (silent) do hãng thiết kế tối ưu theo nhu cầu sử dụng của game thủ và đặt hàng Kailh sản xuất theo tiêu chuẩn riêng. Như chúng ta đã biết thì Kailh cũng sản xuất các switch tương tự Cherry MX nhưng có giá cạnh tranh hơn. Vì vậy các mẫu bàn phím sử dụng loại switch này, không chỉ của Razer mà cả những thương hiệu khác cũng không tránh khỏi điều tiếng là chuyện bình thường. Trong bài viết, mình không có ý phân định rõ ràng vấn đề này. Nếu muốn, bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đây.

Trở lại với Razer. Điểm chung của hệ switch này là điểm nhận biết thao tác nhấn phím (actuation point) chỉ 1,9mm với sai số +/- 0,4 so với tiêu chuẩn là 2,0mm (sai số +/- 0,6) và độ bền khoảng 60 triệu lần cho đến lúc hư. Green switch có cả hai yếu tố là tactile và clicky với lực nhấn khoảng 50 gram. Trong khi đó, Orange switch chỉ có tactile và lực nhấn chỉ 45 gram nên hoạt động êm hơn do không phát ra tiếng click.

Ngoài ra, Razer cũng tối ưu các switch cho việc chơi game qua việc giảm bớt khoảng cách giữa actuation point và reset point. Cụ thể với Green switch là 0,4mm so với 0,7mm của dòng switch tiêu chuẩn và Orange là 0,05mm so với 0,1mm.
 

Razer switch_specs. ​


Bàn phím tham khảo

  • Razer Blackwidow Tournament Edition Chroma (Green, Orange switch), giá khoảng 3,29 triệu đồng.
  • Razer Blackwidow Tournament Stealth (Green, Orange switch), giá khoảng 1,88 triệu đồng.

Topre switch



Topre switch hay còn có tên gọi Capacitive non-contact switch (công tắc điện dung không tiếp xúc) do Topre Corporation, Nhật Bản sản xuất và được sử dụng phổ biến trong các mẫu bàn phím cơ thương hiệu Realforce.

Về cơ bản, Topre switch được xem là dạng switch lai khi kết hợp giữa đệm cao su và lò xo, bên dưới là lớp bo mạch cảm ứng. Khi bạn gõ phím, lò xo bị nén xuống và cơ chế cảm ứng với độ chính xác cao sẽ phát hiện sự thay đổi điện trở, chuyển thành tín hiệu và gửi về bộ xử lý.

Khác với bàn phím đệm cao su (membrane), phím nhấn của Topre switch không cần phải di chuyển hết hành trình và chạm vào mạch bên dưới tạo điểm tiếp xúc. Vì vậy thấy cảm giác mang lại khi sử dụng thoải mái, tự nhiên và không bị mỏi tay khi dùng lâu do lực nhấn chỉ 45 gram, tức không quá cứng cũng không quá mềm. Lực nén của lò xo cùng đệm cao su giúp việc gõ phím nhẹ nhàng, độ đàn hồi đủ tốt để mang lại cảm giác phím khi gõ văn bản với tốc độ nhanh mà không sợ nhầm phím.

Bàn phím tham khảo

 

  • Leopold FC660C, giá 5,5 triệu đồng
  • Realforce Topre 104UB-DK, giá 6,65 triệu đồng.
  • Happy Hacking Professional 2, giá 5,3 triệu đồng.

Matias switch
Matias switch.

Tiền thân của Matias switch là ALPS được sử dụng phổ biến vào những năm 1980 trong các bàn phím của Apple, Dell, Acer cùng một số nhà sản xuất OEM khác. Đáng tiếc là cách đây vài năm, ALPS Electric đã ngừng sản xuất loại switch này và giấy phép bản quyền đã được chuyển cho Matias, một công ty của Canada.

Switch của Matias cũng có 3 loại chính là Matias Click, Matias Quiet Click và Matias Quiet Linear với thông số chung là hành trình phím 3,5mm so với Cherry MX là 4mm và độ bền vào khoảng 50 triệu lần cho đến khi hư. Riêng với Matias Quiet Click và Quiet Linear có thêm miếng đệm giảm lực nên ít gây ồn. Vì vậy Matias tự hào cho rằng switch của hãng thuộc hàng êm nhất thế giới khi hoạt động. Phù hợp với những người dùng thường phải suốt trong ngồi văn phòng mỗi ngày.
 

Matias switch_specs. ​


Bàn phím tham khảo

  • KB Paradise V60 Mini (Matias Click hoặc Quiet Click), giá khoảng 2,6 triệu đồng.
  • Matias Laptop Pro (Matias Quiet Click), giá khoảng 2,8 triệu đồng (Amazon)

 Nguồn: tinhte.vn

Share :